Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Việc chăm sóc trẻ khi mắc tay chân miệng và vô cùng quan trọng. Chuyên gia y tế chỉ ra một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng mà cha mẹ cần tránh
Bệnh tay chân miệng - nguyên nhân do đâu?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi, vậy nên môi trường tiếp xúc tại trường mầm non tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm và lây lan dịch bệnh. Do vậy, ba mẹ cần bổ sung kiến thức và tìm hiểu cách phòng ngừa và chữa trị cho trẻ kịp thời.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại virus Enterovirus týp 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần lưu ý
Sốt và mệt mỏi là những dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau vào từng giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 3-7 ngày. Ở giai đoạn này các dấu hiệu ở giai đoạn này thường không rõ rệt, nhẹ và thoáng qua nên cha mẹ thường không chú ý đến hoặc cho rằng là triệu chứng của các bệnh thời tiết. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng nhẹ mà ba mẹ có thể thấy ở các bé như sốt (hầu như chỉ sốt nhẹ), đau họng, tiết nhiều nước bọt và trẻ có vẻ kém năng động hơn. Đôi khi phụ huynh có thể sờ thấy hạch ở cổ và dưới hàm của trẻ.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh.
- Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
- Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, to, mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
Cách điều trị hiệu quả cho trẻ mắc tay chân miệng
Sản phẩm thuốc hạ sốt, giảm đau có thể dùng trong điều trị chân tay miệng ở trẻ
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccin phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc tại nhà cà sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch và chăm sóc đề kháng cơ thể (Vitamin C, Thymodium,...), bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Trường hợp bé bị sốt cao, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin, tránh gây hội chứng Reye nguy hiểm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ.
Về chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên, do niêm mạc lúc này bị tổn thương nên việc nuốt vào rất khó khăn chính vì vậy thức ăn phải nhỏ và nhuyễn dễ nuốt (ví dụ như cháo). Ngoài ra, Cha mẹ cần bù nước kịp thời phòng trường hợp trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ cần bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn khiến trẻ bị đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ,... Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong điều trị tay chân miệng.
Bên cạnh đó cần vệ sinh da cho bé nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm rửa cho trẻ mắc tay chân miệng bằng nước ấm hoặc các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt,...
Đối với một số trường hợp chân tay miệng trở nặng, cha mẹ cần phải cho bé nhập viện điều trị và dùng thuốc như kháng sinh khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến não (viêm màng não do vi khuẩn, phòng bội nhiễm), thuốc chống co giật như phenobarbital theo chỉ định của bác sĩ.
Những sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
Bố mẹ thường lo lắng khi trẻ nổi nhiều mụn nước nhưng điều này cho thấy tình trạng bệnh nhẹ hơn so với nổi các mụn nước ẩn dưới da. Mặc dù tay chân miệng không phải bệnh mới, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm trong cách điều trị tay chân miệng cho trẻ.
1. Tự ý dùng kháng sinh cho trẻ khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con uống khi thấy con bị tay chân miệng, vì việc này không giúp trẻ khỏi bệnh mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thuốc Kháng sinh không thể chữa trị bệnh do virus như tay chân miệng, và việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách vô ý có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc trong tương lai
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, mà chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ.
2. Vệ sinh các tổn thương ở miệng không đúng cách
Khi trẻ bị tay chân miệng, có thể sẽ có các tổn thương trong miệng trẻ. Nhiều người cho rằng phải vệ sinh trực tiếp sẽ giúp trẻ nhanh khỏi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi việc dùng bông hay gạc thấm nước muối sinh lý chấm vào vết tổn thương sẽ làm vết thương loét nghiệm trọng hơn và làm tăng nguy cơ lan rộng và nhiễm nấm.
Lưu ý: Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
3. Kiêng gió, cho trẻ ở trong phòng kín
Nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng, gió sẽ làm cho bệnh tay chân miệng của trẻ trở nặng và lâu khỏi nên cho con mặc quá ấm và ở trong phòng kín gió. Tuy nhiên, việc làm này không hoàn toàn đúng. Bởi lẽ càng giữ kín thì các vi khuẩn càng có cơ hội phát triển mạnh hơn làm cho trẻ có thể bí bách, khó chịu và ngứa ngáy làm các vết thương càng lâu lành.
Lưu ý: Nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, phòng ngủ cần giữ thông thoáng và sạch sẽ. Không nên cho trẻ ra ngoài lúc trời gió quá mạnh hoặc để gió tạt trực tiếp vào con và hạn chế đưa trẻ ra ngoài vì dễ mắc các bệnh khác như sốt và cảm cúm.
4. Kiêng tắm cho trẻ mắc tay chân miệng
Sau khoảng 7-10 ngày xuất hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng, các nốt mụn nước sẽ vỡ ra và dần khô lại. Do đó việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm để làm sạch các loại vi khuẩn có hại trên da, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ không ngứa ngát, nhiễm trùng là hoàn toàn cần thiết.
Lưu ý: Khi tắm cho con cha mẹ không được chà xát mạnh lên da trẻ, thay vì tắm bình thường bố mẹ chỉ cần lau rửa sạch sẽ cơ thể của con bằng các loại xà phòng sát khuẩn.
5. Bôi thuốc lên các vết mụn nước khi bị tay chân miệng
Cha mẹ không bôi thuốc vào các vết mụn nước
Một cách điều trị sai lầm mà hầu hết các bậc phụ huynh thường hay mắc phải chính là bôi thuốc xanh lên các mụn bỏng nước, làm che khuất hình dạng, gây ra nhiều khó khăn khi Bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Lưu ý: Không được bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vế tổn thưởng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
6. Chọc vỡ mụn nước
Quan niệm chọc vỡ mụn nước mới nhanh khỏi của nhiều bậc phụ huynh là hoàn toàn sai lầm và nguy hiểm. Vì điều này khiến mụn nước bị bôi nhiễm và bản chất của mụn nước trong tay chân miệng và sẽ tự khỏi và không nhiễm trùng.
Lưu ý: Không chọc vỡ mụn nước, giữ cho cơ thể của bé sạch sẽ và khô thoáng.
7. Ép ăn nhiều giúp trẻ nhanh khỏi