True


Ấn Độ đã vươn lên trở thành cường quốc về dược phẩm như thế nào

Từ một đất nước đến thuốc hạ sốt còn không có, Ấn Độ đã vươn lên đứng thứ ba trong ngành dược thế giới nhờ phương châm ‘bắt chước để thành công’.

Ấn Độ là nhà cung cấp thuốc gốc (thuốc generic) lớn nhất thế giới. 40% lượng thuốc gốc ở Mỹ được nhập từ Ấn Độ. Tính đến năm 2020, xuất khẩu dược phẩm tại quốc gia này cao hơn nhập khẩu tận 16 tỉ USD và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nhiều nước trên thế giới.

Nhìn lại thời kỳ đến thuốc hạ sốt còn không có

Giai đoạn năm 1947 khi Ấn Độ mới độc lập, ngành dược nơi này gần như hoàn toàn bị người nước ngoài kiểm soát. Tám trên mười công ty dược hàng đầu chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Đức và chiếm tới 90% thị phần. Các doanh nghiệp nội địa thay vì tự sản xuất thuốc thì phải đi tiếp thị và phân phối thuốc của nước ngoài. Người Ấn Độ phải nhập khẩu hầu hết các loại thuốc. Thuốc sản xuất trong nước thì đắt nhất nhì thế giới vì 99% bị bó buộc bởi bảo hộ phát minh. Những thứ như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,... trong số hàng triệu dân chỉ có ai giàu lắm mới dám mua

Cột mốc thứ nhất: Nới lỏng và bắt chước

Đạo luật Sáng chế 1970

Kể chuyện ngành dược: Ấn Độ đã vươn lên trở thành ‘nhà thuốc’ của thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

Vào những năm 1960, công ty dược phẩm ICI Pharmaceuticals của Anh đã phát triển thuốc điều trị huyết áp cao có tên Propranolol. Thuốc quá đắt nên không tiêu thụ được ở Ấn Độ. Một công ty Ấn có tên là Cipla đã bắt tay sản xuất phiên bản thuốc gốc của loại biệt dược này để bán trên thị trường với giá rẻ hơn. ICI Pharmaceuticals dĩ nhiên không hài lòng và đã trình bày với chính phủ Ấn Độ. Dẫu vậy, Cipla đã biện minh thành công cho mình, từ đó thúc đẩy Quốc hội Ấn Độ sửa đổi luật điều chỉnh bảo hộ sáng chế thuốc.

Đạo luật Sáng chế năm 1970 ra đời, linh hoạt và nới lỏng hơn so với luật cũ bắt nguồn từ Anh trước đó. Ví dụ, thời hạn bảo hộ rút xuống còn năm đến bảy năm thay vì mười lăm năm. Hay nếu văn phòng Bằng sáng chế Ấn Độ thấy rằng các phát minh không được khai thác theo cách có lợi cho xã hội thì họ có thể buộc chủ sở hữu nhường lại bằng sáng chế cho bên khác với mức giá hợp lý.

Bắt chước để thành công

Nhờ đạo luật mới, số lượng các công ty trong ngành dược Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1970 đến năm 1980, với hoạt động chính là thiết kế lại các loại thuốc hiện có. Họ nghiên cứu các bước sản xuất thuốc và thực hiện các sửa đổi nhỏ.

Ví dụ, một loại thuốc cấu tạo từ ba thành phần: A, tổ hợp (B + D) và C, được điều chế ở nhiệt độ X và áp suất Y:

A + (B + D) + ốc

Một công ty có thể tái thiết kế theo công thức gồm A, B và E, điều chế ở nhiệt độ X và áp suất Y. Khác ở chỗ, E là sự kết hợp của (C + D):

A + B + (C + D) = Thuốc

Thành phần giống nhau nhưng các bước khác nhau, một bằng sáng chế mới ra đời.

Tuy mang tiếng là đi ‘copy’ nhưng phương pháp này đã giúp các công ty rèn luyện được năng lực thực sự trong ngành dược. Để rồi đến cuối những năm 1980, các công ty dược phẩm của Ấn Độ đã có thể sản xuất bất kỳ hợp chất mới nào mà không cần đến công thức của công ty sáng chế ban đầu.

Kể chuyện ngành dược: Ấn Độ đã vươn lên trở thành ‘nhà thuốc’ của thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

Khoảng thời gian giữa sự ra đời của biệt dược gốc và thuốc generic mỗi năm thêm rút ngắn, cho thấy khả năng ‘bắt chước’ của các công ty dược Ấn Độ ngày một nâng cao. Ví dụ, thuốc kháng viêm Ibuprofen có mặt trên thị trường thế giới vào năm 1967. Chỉ sáu năm sau đó, Ấn Độ đã đưa ra phiên bản generic của thuốc này. Đến năm 2006, các công ty Ấn Độ đã đủ khả năng cung cấp cho 95% thị trường thuốc trong nước và thành công thay thế nhập khẩu.

Đăng nhập to leave a comment


Bảo đảm y tế cho lễ hội ở xứ ngàn hoa Đà Lạt
SKĐS - Trong quá trình diễn ra Festival hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) năm 2022, công tác y tế được đảm bảo.

To install this Web App in your iPhone/iPad press and then Add to Home Screen.