True

CHÍNH SÁCH CỦA CEVPHARMA

I. Chiến lược sản phẩm

Thị trường B2B với khối lượng giao dịch lớn hẳn sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm. Để xác định được hướng đi phù hợp, cần xác định rõ các nhóm sản phẩm chính, thứ cốt lõi của mọi hoạt động marketing.

Chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là lộ trình được sử dụng để phát triển sản phẩm hoặc tính năng, bao gồm tất cả nhiệm vụ cần phải hoàn thành do các cấp quản lý đưa ra để đạt được mục tiêu mong muốn. Chiến lược sản phẩm vạch ra cách sản phẩm mang lại lợi ích cho Cevpharma.com.vn. Nó mô tả vấn đề mà sản phẩm sẽ giải quyết, cũng như tác động của nó đối với khách hàng mua và Cevpharma.com.vn. Chiến lược sản phẩm đóng vai trò là nền tảng cơ sở giúp Cevpharma.com.vn đo lường mức độ thành công của sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm

Tầm nhìn thị trường: Tầm nhìn thị trường mô tả đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của Cevpharma.com.vn và cơ hội đó có ý nghĩa như thế nào đối với Cevpharma.com.vn. Nó làm nổi bật khách hàng mục tiêu của Cevpharma.com.vn, cách Cevpharma.com.vn định vị sản phẩm của mình và gia tăng yếu tố cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Tầm nhìn thị trường của Cevpharma.com.vn nên bao gồm một kế hoạch tiếp cận thị trường giải thích nhu cầu của khách hàng mua và phương thức NVKD sẽ cung cấp một đề nghị cạnh tranh.

Mục tiêu sản phẩm: NVKD không thể tạo ra chiến lược sản phẩm mà không có các mục tiêu chính rõ ràng. Đây là những mục tiêu hoặc chỉ số cụ thể mà NVKD cần đạt được khi xây dựng sản phẩm của mình. Nó được ví như kim chỉ nam, đảm nhận vai trò hướng dẫn cho nhóm phát triển sản phẩm của Cevpharma.com.vn và đo lường tỷ lệ thành công khi sản phẩm được phát hành. Khi thiết lập mục tiêu, điều quan trọng là phải thực hiện nó dựa trên thời gian đã được mặc định ban đầu.

Sáng kiến sản phẩm: Sáng kiến sản phẩm tương tự như mục tiêu sản phẩm, nhưng chúng mang tính khái niệm hơn. Đây là những ý tưởng hoặc xu hướng có tầm ảnh hưởng lớn mà bạn sẽ triển khai cho các sản phẩm của mình.

2. Các loại chiến lược sản phẩm

(1) Chiến lược chi phí: Chiến lược chi phí hay chiến lược giá tập trung vào việc tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá thấp nhất. Nó đánh giá các nguồn lực đang được sử dụng và xác định cách tối thiểu hóa chi phí trong quá trình sản xuất. Đối với những ngành công nghiệp đại trà, khi hầu hết sản phẩm đều tương đối giống nhau về chất lượng, nếu Cevpharma.com.vn có thể tạo ra một sản phẩm thấp hơn mức giá của đối thủ cạnh tranh, thì chắc chắn đó sẽ là sản phẩm yêu thích với khách hàng mua tiềm năng của Cevpharma.com.vn.

(2) Chiến lược khác biệt hóa:  Giá cả không phải là yếu tố duy nhất trong quá trình khác biệt hóa sản phẩm của Cevpharma.com.vn. Cevpharma.com.vn có thể khiến chúng trở nên thật sự nổi bật với việc sử dụng những vật liệu tốt nhất hoặc cung cấp những tính năng mang tính chất đột phá so với các đối thủ cùng ngành. Chiến lược này tập trung vào việc tạo cho sản phẩm của bạn một đặc điểm ấn tượng và dễ gây dấu ấn trong lòng khách hàng mua.

(3) Chiến lược tập trung: Nếu Cevpharma.com.vn có cơ sở khách hàng mua lớn thì chiến lược tập trung là sự lựa chọn khôn ngoan, nhằm tạo ra một sản phẩm thu hút nhóm đối tượng cụ thể nào đó. Chiến lược này thường đạt được hiệu quả cao vì nó nhắm vào nhu cầu của một nhóm người được chọn và tạo ra giải pháp cá nhân hóa cho họ. Hơn thế nữa, nó còn là phương thức tuyệt vời khi Cevpharma.com.vn muốn xây dựng lòng trung thành của đối tượng khách hàng mua mới.

(4) Chiến lược chất lượng: Đôi khi điều có thể khiến mặt hàng của Cevpharma.com.vn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh có thể là sản phẩm và thương hiệu đằng sau nó. Chiến lược chất lượng tập trung vào những khách hàng mua đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao nhất trên thị trường. Đối với chiến lược chất lượng, giá cả sản phẩm thường khá cao để bù đắp cho các khoản chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất. Nhưng điều đó không ngăn cản một số người mua khi họ tin rằng nó xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra.

(6) Chiến lược dịch vụ: Nhiều khách hàng mua có thể đang tìm kiếm một sản phẩm nhất định, nhưng họ sẽ quyết định mua hàng dựa trên dịch vụ khách hàng mua mà Cevpharma.com.vn bán sản phẩm đó cung cấp. Bằng cách cung cấp phản hồi nhanh chóng và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn, lòng trung thành của khách hàng mua với thương hiệu ở bất kỳ thị trường nào có thể được xây dựng một cách bền vững và lâu dài.

3. Quy trình xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả

Bước 1: Xác định tầm nhìn sản phẩm

Tại sao sản phẩm của Cevpharma.com.vn tồn tại? Suy nghĩ về cách nó đóng góp vào sứ mệnh chung của Cevpharma.com.vn và những gì nó cần để đạt được các mục tiêu kinh doanh của Cevpharma.com.vn. Tầm nhìn sản phẩm của Cevpharma.com.vn phải đủ ngắn gọn và đơn giản để các bộ phận có liên quan hiểu được và thực hiện nó thành công. Cevpharma.com.vn nên có một tầm nhìn đầy tham vọng nhưng đủ khả thi để đạt được vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, trong đó giải quyết triệt để các vấn đề của khách hàng mua được xem là nhiệm vụ cốt lõi.

Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu

 Khi Cevpharma.com.vn đã có tầm nhìn về cách sản phẩm giúp ích cho khách hàng mua, Cevpharma.com.vn cần xác định đối tượng để thực hiện điều này. Nếu sản phẩm của Cevpharma.com.vn dành cho các cá nhân, hãy tìm ra mức thu nhập, nghề nghiệp hoặc nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng mua mục tiêu. Cevpharma.com.vn nên tập trung vào các ngành, khu vực địa lý hoặc quy mô KHM nhất định. Bắt đầu chiến lược sản phẩm của Cevpharma.com.vn bằng cách xác định một phân khúc khách hàng mua hẹp mà Cevpharma.com.vn định nhắm mục tiêu, cùng với 1 – 3  nhu cầu cụ thể mà sản phẩm của bạn sẽ giải quyết cho phân khúc đó. Điều đó cho phép Cevpharma.com.vn tập trung vào phát triển sản phẩm và ưu tiên xây dựng các tính năng cụ thể vừa nhắm đúng mục tiêu nhu cầu vừa thúc đẩy doanh thu.

Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mua

Những nhu cầu chính mà đối tượng mục tiêu của Cevpharma.com.vn hướng đến là gì? Cevpharma.com.vn sẽ cần phải tương tác với khách hàng mua và tìm hiểu khó khăn mà họ đang gặp phải, cũng như kỳ vọng của họ về các đề xuất giải pháp. Nếu Cevpharma.com.vn tạo ra được một sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với các sản phẩm thay thế hiện có thì việc khách hàng mua chuyển sang lựa chọn thương hiệu của Cevpharma.com.vn là điều hiển nhiên.

Bước 4: Xác định điểm khác biệt trong sản phẩm

Trừ khi Cevpharma.com.vn đang tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, nếu không có lẽ khách hàng mua mục tiêu của Cevpharma.com.vn đã và đang sử dụng các sản phẩm thay thế khác. Do đó, những sản phẩm của Cevpharma.com.vn không thể chỉ ngang bằng so với đối thủ, mà còn phải có thêm một vài điểm mới mẻ và thú vị để thuyết phục mọi người chuyển đổi thương hiệu. Sau khi Cevpharma.com.vn đã viết ra các yếu tố khác biệt trong cạnh tranh, hãy thảo luận những ý tưởng của Cevpharma.com.vn với đội ngũ phát triển sản phẩm, đồng thời truyền đạt lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng và những bên liên quan.

Bước 5: Phát triển lộ trình chiến lược cấp cao

Lộ trình chiến lược của Cevpharma.com.vn nên bao gồm một tập hợp các mục tiêu rõ ràng kèm theo kết quả đã được dự đoán từ trước. Những điều này chịu tác động mạnh mẽ bởi thị trường và khách hàng mua tiềm năng của Cevpharma.com.vn. Mỗi khi Cevpharma.com.vn đưa ra các mục tiêu chiến lược mới, hãy ghi lại chúng trong tài liệu chiến lược cùng với các kết quả, nhằm đo lường mức độ thành công của chúng trong một khoảng thời gian cụ thể.

Bước 6: Phác thảo phương pháp tiếp cận thị trường

Phần cuối cùng trong tài liệu chiến lược sản phẩm cung cấp tổng quan cách Cevpharma.com.vn sẽ đưa sản phẩm của mình đến thị trường mục tiêu. Ví dụ: Cevpharma.com.vn có thể bắt đầu bằng cách nhắm mục tiêu đến một phân khúc nhỏ khách hàng mua có nhu cầu về sản phẩm của Cevpharma.com.vn cao nhất, sau đó dần dần mở rộng quy mô đối tượng KHM. 

II. Chiến lược giá

1. Giá sản phẩm là l Lượng tiền trả cho 1 sản phẩm/dịch vụ. Tổng tất cả các giá trị (tiền, thời gian, nguồn lực, chi phí vô hình) mà KHM trao đổi nhằm có được lợi ích khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Giá được được xác định bởi sự thương lượng giữa Cevpharma và KHM

Đối với chiến lược giá của Nhà bán hàng, NVKD thường phụ trách hai nhiệm vụ chính: Đầu tiên là định giá sản phẩm (Setting price) và sau là thiết lập chính sách giá (Pricing policy) để triển khai trong quá trình bán buôn và đàm phán.

Về mặt lý thuyết cũng như thực tế, trước hết Nhà bán hàng luôn phải định giá dựa trên chi phí, bằng cách tính tổng số tiền sản xuất, rồi cộng thêm mức lợi nhuận mong muốn để ra được giá bán. Đây là phương pháp căn bản và đơn giản nhất nên đã bỏ qua các yếu tố nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh. Do vậy, nhiều NVKD thường dùng kết hợp thêm một số phương pháp khác như so sánh giá với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, qua đó tự điều chỉnh mức giá để tăng khả năng bán được hàng. Nhìn chung, xác định được mức giá tối ưu đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phương pháp mà cuối cùng phải đáp ứng ba yếu tố sau: Xứng đáng với chi phí mà Nhà bán hàng bỏ ra (Company); Phù hợp với tình hình thị trường và cạnh tranh (Competitor); cuối cùng là KHM phải chấp nhận mức giá đó (Customer). Có thể gọi đây là mô hình 3C.

Kết quả của quá trình trên là Nhà bán hàng sẽ đề ra được một mức giá cụ thể nào đó, tuy nhiên, tinh thần của NVKD là: Không bao giờ nói không với NBH. Để làm được điều đó, NVKD cần thiết lập được chính sách giá đủ linh hoạt để vừa chiều chuộng những mong muốn của KHM, vừa không tổn hại đến lợi ích của Nhà bán hàng và cạnh tranh được với các đối thủ.

Ví dụ nếu Nhà bán hàng định giá sản phẩm thuốc Vitamin A là 100.000 đồng/1 hộp, NVKD có thể giới thiệu mức giá tiêu chuẩn này khi vừa gặp gỡ KHM. Nhưng sau đó trong quá trình thương thảo, NVKD sẽ cần được trao quyền đàm phán và quyết định sao cho cả hai bên cùng cảm thấy có lợi, đây là thời điểm mà NVKD cần có một chính sách giá đủ linh hoạt. Như trong trường hợp Nhà bán hàng cho phép chiết khấu đến 15%, trước hết, NVKD có thể đề xuất mức giảm 10% để thu hút sự quan tâm của KHM. Nhưng nếu họ vẫn mong muốn mức chiết khấu cao hơn, NVKD có thể đề xuất tăng giá trị đơn hàng hoặc rút ngắn kỳ hạn thanh toán để nâng mức giảm lên 15%. Dễ dàng nhận thấy, một NVKD khôn khéo nếu được trang bị thêm chính sách giá đủ linh hoạt có thể giúp Nhà bán hàng chiến thắng được quyết định mua của KHM. Lời khuyên Nhà bán hàng là:“Đừng bao giờ cho KHM tất cả những gì mình có, mà hãy cho từ từ, NVKD sẽ có được nhiều hơn là cho một lần trong quá trình đàm phán. Nó có thể xem như là một kỹ năng mềm rất cần thiết trong đàm phán của NVKD”.

 2. Chính sách định giá

Internet được sử dụng để tạo ra lợi ích thông qua marketing truyền thông và kênh phân phối, đó là tiềm năng lớn để thay đổi chiến lược định giá. Các đặc tính của Internet cho phép công khai mức giá, Cevpharma.com.vn và KHM có thể thấy tất cả các mức giá cạnh tranh của việc bán hàng trực tuyến

 2.1 Định giá theo quan điểm KHM: Giá = Lợi ích – Chi phí

Chi phí thực (The Reals Costs)

Cần xác định xem có bao nhiêu thời gian, nguồn lực và các chi phí vô hình trong chi phí của KHM

Lựa chọn mức giá bán trực tuyến thấp sẽ thêm chi phí thời gian, vì đôi khi net chậm, thông tin khó tìm, công nghệ có vấn đề…

KHM có thể tiết kiệm được chi phí thông qua mua hàng trực tuyến vì: Net là sự tiện lợi (24/7); Net là sự nhanh chóng

Tiết kiệm thời gian: Mua được nhiều loại sản phẩm/dịch vụ tại 1 điểm duy nhất. Tìm được nhiều thứ mong muốn

Tự động tiết kiệm năng lượng: Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn tiết kiệm tiền tại các giao dịch trực tuyến (Amazongiao hàng qua 1 đêm)

2.2 Định giá theo quan điểm Cevpharma.com.vn:  Giá = lượng tiền nhận được từ người mua (trừ trường hợp Hàng đổi Hàng)

Quyền thương lượng của KHM (Buyer Control)

- Sự chuyển đổi quyền thương lượng từ Cevpharma.com.vn sang KHM ảnh hưởng đến chiến lược marketing điện tử, đặc biệt là vấn đề định giá

- Trong đấu giá, KHM đặt các mức giá cho sản phẩm mới và người bán quyết định bán với mức giá đó hay không

- Trong thị trường B2B: KHM định giá cho những hàng hóa tồn kho quá mức quy định

Quyền thương lượng của KHM đặt trên quy mô lớn về lượng thông tin và tập hợp các sản phẩm trực tuyến

Khi Giá sàn = chi phí cho việc SX các sản phẩm/dịch vụ thì không tạo lợi nhuận, vì vậy lợi nhuận = Giá – chi phí. Xu hướng định giá của Cevpharma.com.vn luôn tính đến sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài

2.4 Chiến lược định giá trong TMĐT B2B

(1) Định giá cố định: Có 2 chiến lược áp dụng trong marketing trực tuyến:

- Định giá dẫn đầu thị trường: Mức giá thấp nhất của sản phẩm, tính mức chi phí nhỏ nhất để làm được điều này cần dựa trên việc SX với quy mô lớn

- Định giá xúc tiến: Chiến lược này khuyến khích việc mua lần đầu, quay lại mua lần sau, sẽ luôn kèm theo ngày hết hiệu lực để tạo cảm giác cấp bách cho người mua. Chiến lược này sẽ lựa chọn mục tiêu ở mức độ cao, thông báo qua email

(2) Định giá linh hoạt: Đây là chiến lược chào bán với các mức giá khác nhau tới các KHM khác nhau, Internet làm cho việc định giá mang tính thực hành cao hơn, Cevpharma.com.vn có thể áp dụng cho những phân đoạn có quy mô khác nhau. Với kỹ thuật công nghệ chính xác, việc phân đoạn thị trường nhỏ có thể hướng tới các mục tiêu định giá khác nhau: Mức giá có thể thay đổi hàng ngày/ hàng giờ; Phụ thuộc vào sự thay đổi nhu cầu, cung ứng, sự cạnh tranh, chi phí và nhiều nhân tố khác…Internet luôn cập nhật các thông tin về định giá theo nhu cầu dựa trên các cơ sở dữ liệu về sản phẩm, những thông tin có thể thay đổi theo thời gian và theo KHM

(3) Định giá biến đổi có thể được ấn định bởi KHM và Cevpharma.com.vn. Có 2 hình thức định giá biến đổi là Định giá theo phân đoạn thị trường và định giá theo thương lượng

Hình thức 1: Định giá theo phân đoạn thị trường

Định giá tự động, dựa vào kích cỡ, thời gian đặt hàng, mức cầu và cung, các nhân tố quyết định khác được cài đặt trên máy; Sử dụng các tiêu chuẩn đã được quyết định để đặt mức giá cho từng phân đoạn; Định giá theo phân đoạn trên trực tuyến dễ dàng hơn ngoại tuyến do có các phần mềm trợ giúp; Cevpharma.com.vn phân đoạn khách hàng mua và định giá theo nhu cầu khách hàng mua dựa trên các tiêu chuẩn cài đặt trước

Việc phân đoạn có hiệu quả khi: Thị trường có sự phân đoạn, mức giá khác nhau phản ánh sự hiểu biết về mỗi phân đoạn đó và nhu cầu của khách hàng mua chi phí cho sự phân đoạn và định giá phân đoạn không vượt quá mức lợi nhuận cần thiết từ các mức giá khác nhau

Định giá phù hợp với pháp luật và những nguyên tắc chỉ đạo điều tiết. Có 2 phân đoạn trong định giá trực tuyến là: Phân đoạn theo địa lý: Cevpharma.com.vn đặt các mức giá khác nhau khi bán sản phẩm tại những vùng địa lý khác nhau. Định giá tốt hơn dựa theo sự ảnh hưởng của nhân tố địa lý: sức ép cạnh tranh của khu vực, chi phí tại khu vực đó, điều kiện kinh tế, pháp luật… Căn cứ vào mức độ bao phủ toàn cầu của Internet, nhà marketing có thể tạo ra trang Cevpharma.com.vn đặc biệt đưa tới những thị trường chưa từng phục vụ;  Phân đoạn theo giá trị: Cevpharma.com.vn nhận ra rằng không phải tất cả các khách hàng mua được cung cấp giá trị ngang bằng nhau từ Cevpharma.com.vn

A+: Nhóm nhỏ, là những khách hàng mua trung thành với thương hiệu và có mối quan hệ thân thiết, tạo sự không cân đối trong thu nhập và lợi nhuận

C: Nhóm rộng nhất, được định giá bởi KHM hoặc những người thường xuyên sử dụng sản phẩm, không thanh toán nhiều hơn mức thu nhập

Hình thức 2: Định giá theo thương lượng

KHM và Cevpharma.com.vn thương lượng để đưa ra mức giá phù hợp. Định giá vẫn là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới, sự phát triển của định giá trực tuyến đã làm thay đổi điều đó. Nhiều khách hàng mua thích sự giải trí và yếu tố mang tính cộng đồng trong những cuộc đấu giá, trong khi đó nhiều người lại tìm kiếm những ý tưởng mới Những sự đấu giá trong thị trường B2B là cách thức rất hiệu quả để bán nhanh số lượng lớn hàng tồn kho với mức giá được ấn định bởi thị trường

(4) Chiến lược “Hàng đổi Hàng”: Hình thức “Hàng đổi Hàng”: sản phẩm/dịch vụ được trao đổi với sản phẩm/dịch vụ khác mà không dùng tiền mặt

 Những KHM có thể được hưởng lợi từ thuế, nhưng đây không phải là lợi ích đặc biệt từ chiến lược định giá. Hình thức này khách hàng mua trao đổi/ đấu giá sử dụng nhóm trực tuyến có thể gây thiệt hại cho việc bán những sản phẩm mới.

III Chiến lược bán hàng

1. Chiến lược bán hàng B2B tăng doanh số đã hoàn toàn thay đổi

Bán hàng B2B, còn được gọi là bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (business to business), đề cập đến các công ty chủ yếu bán sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp, thay vì bán trực tiếp cho người tiêu dùng (B2C). Bán hàng B2B thường có giá trị đơn hàng cao hơn, chu kỳ bán hàng dài hơn và thường phức tạp hơn so với bán hàng B2C. Bán hàng B2B đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, các chiến lược bán hàng B2B đã từng hoạt động giờ không còn hiệu quả nữa.

Doanh số và chiến lược bán hàng B2B đã và đang thay đổi. Trên thực tế bán hàng B2B đã từng dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu ai đó cần một sản phẩm hoặc giải pháp, họ sẽ liên hệ với các NBH tiềm năng và giao dịch với nhân viên bán hàng, người sẽ cung cấp cho họ lựa chọn tốt nhất. Nếu họ hài lòng với những gì họ đã nghe, họ sẽ mua hàng.

 “Điều hướng hoạt động mua hàng” rằng: “Sơ đồ phễu mua hàng truyền thống, thứ mà bất kỳ NVKD nào cũng có thể vẽ phác thảo đã chính thức biến mất. Trình tự giai đoạn mua đơn lẻ có trật tự đã bị gián đoạn và các NVKD cần phải chấp nhận điều này. Trong thời đại chuyển đổi số, KHM có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm/ dịch vụ qua máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng. Họ có thể khảo sát qua các website, diễn đàn, mạng xã hội và dùng thử miễn phí.”

Do đó, cần thay đổi chiến lược bán hàng B2B để phù hợp với hoạt động mua hàng của KHM. Giờ đây, KHM ra quyết định mua hàng dựa trên nghiên cứu nội bộ, bao gồm các tìm kiếm trên Google, giới thiệu từ chuyên gia và từ tài nguyên trực tuyến khác.

Trên thực tế, khách hàng mua có thể hoàn thành tới 60-70% quá trình ra quyết định mà không cần tương tác với nhân viên bán hàng. Kết quả là, vai trò của bán hàng và tiếp thị đã thay đổi đáng kể, nó đã được giảm xuống để hỗ trợ trong các giai đoạn cuối cùng của quy trình. Đây là một thay đổi lớn và nó mang lại nhiều thách thức cho các đội bán hàng B2B hiện đại.

2. Đặc điểm và thói quen mua hàng của khách hàng B2B hiện đại

Trên thực tế, theo nghiên cứu của Accenture, 94% khách hàng mua B2B khẳng định đã thực hiện nghiên cứu trực tuyến trên nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Theo  báo cáo của Forrester, 59% KHM thích tự mình nghiên cứu trực tuyến thay vì liên hệ với sales. Họ cho rằng nhân viên sales chỉ đang cố gắng bán hàng thay vì giải quyết vấn đề của họ.

Chính vì vậy, không có gì lạ khi 68% khách hàng mua thích tương tác với những nhân viên bán hàng có xu hướng lắng nghe nhu cầu của họ và cung cấp thông tin liên quan. 57% khách hàng mua thừa nhận họ muốn chốt sales với những nhân viên không cố gắng tạo áp lực mua và đeo bám.

3. Chiến lược bán hàng B2B trong kỷ nguyên số

Chuyển đổi số Cevpharma.com.vn cùng xu hướng toàn cầu hoá đặt ra ra nhiều cơ hội và thách thức cho các Cevpharma.com.vn B2B. Có nhiều chiến lược bán hàng B2B hiệu quả giúp Cevpharma.com.vn vượt qua những thách thức và gặt hái thành quả. Trong đó có thể kể đến chiến lược bán hàng hiệu quả B2B sau đây:

(1) Nâng cao khả năng bán hàng để giúp khách hàng mua tiềm năng đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn

Không phải khách hàng mua thích tự tìm kiếm thông tin sản phẩm/ dịch vụ mà họ không liên hệ với Cevpharma.com.vn.

Hãy tạo một thư viện nội dung chứa tất cả câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp của khách hàng mua. Ngoài ra, không nhất thiết phải đợi khách hàng mua hỏi, nhân viên bán hàng hoàn toàn có thể chủ động chia sẻ các thắc mắc này với họ. Nghiên cứu từ Live Hive cho thấy rằng: khách hàng mua đưa ra quyết định mua nhanh hơn khi nhân viên sales chủ động cung cấp tài liệu.

95% khách hàng mua chọn Cevpharma.com.vn/NBH đã cung cấp cho họ thông tin phong phú để dễ dàng ra quyết định mua ở từng giai đoạn.

68% khách hàng mua có ấn tượng tích cực hơn về thương hiệu sau khi xem nội dung từ thương hiệu đó

82% khách hàng mua quyết định mua đã xem ít nhất 5 phần nội dung của NBH/ Cevpharma.com.vn

Các công ty phát triển chiến lược hỗ trợ bán hàng thường giành được giá trị hợp đồng cao hơn 13.7%

(2) Để nhân viên bán hàng thành người truyền thông cho thương hiệu Cevpharma.com.vn

Một trong những chiến lược bán hàng B2B khéo léo nhất đó là “hô biến” nhân viên bán hàng trở thành đại sứ thương hiệu Cevpharma.com.vn .

Ngày nay khách hàng B2B hiện đại thường nghi ngờ về các thông điệp tiếp thị và bán hàng. Đôi khi, họ muốn tương tác, trao đổi trực tiếp với nhân viên bán hàng, người thực sự lắng nghe nhu cầu và cung cấp cho họ thông tin liên quan.

Hãy thử tưởng tượng, khách hàng mua sẽ ấn tượng đến thế nào khi nhân viên của Cevpharma.com.vn cho thấy một sự thấu hiểu sâu sắc về thương hiệu?

Chắc chắn là một ấn tượng tốt nâng cao lòng tin: Để thực hiện được chiến lược bán hàng B2B này, CEOs nên khuyến khích nhân viên bán hàng chia sẻ thông tin hữu ích cho khách hàng mua trên blog hay linkedin cá nhân.

(3) Sales và marketing team phải làm việc hướng tới cùng mục tiêu

Theo các nghiên cứu, mỗi năm, việc bán hàng và marketing sai lệch có thể khiến các công ty mất 10% doanh thu. Ngược lại, 56% công ty mà hai nhóm bán hàng và marketing liên kết với nhau đều đạt được mục tiêu doanh thu. 19% trong số đó đã vượt doanh số kỳ vọng.

Ngoài ra, việc liên kết bán hàng và marketing còn tăng nhận thức về thương hiệu, tăng quy mô giao dịch trung bình và tăng doanh thu hàng năm của Cevpharma.com.vn.

Doanh số và chiến lược bán hàng B2B đã thay đổi như vậy. Các Cevpharma.com.vn B2B cần nhanh chóng thay đổi để nắm bắt được vòng đời khách hàng mua hiện đại. Đồng thời, Cevpharma.com.vn có thể tham khảo áp dụng công cụ và phần mềm để tối ưu chi phí và hiệu quả.

(4) Ứng dụng CRM, CDP trong hoạt động bán hàng

Một trong những xu hướng cũng là yêu cầu của hoạt động bán hàng trong kỷ nguyên số là ứng dụng công nghệ phần mềm. Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM, CDP có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, gia tăng hiệu quả bán hàng B2B. CRM được ví như sợi dây liên kết phòng Marketing, Phòng Telesales, Phòng kinh doanh và Phòng chăm sóc khách hàng; CDP là sợi dây luên kết Cơ sở dữ liệu khách hàng, Tự động hóa tiếp thị; quản lý chiến dịch đa kênh; Quản lý tương tác thời gian thực

(5) Những loại dữ liệu khách hàng được xử lý trong CDP

Dữ liệu nhận dạng: Dữ liệu nhận dạng xây dựng nền tảng của từng hồ sơ khách hàng mua trong CDP. Loại dữ liệu này cho phép các Cevpharma.com.vn xác định duy nhất từng khách hàng mua và ngăn chặn việc tái tạo tốn kém. Ví dụ: họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ,…

Dữ liệu mô tả: Dữ liệu mô tả mở rộng trên dữ liệu nhận dạng và cung cấp cho bạn bức tranh đầy đủ hơn về khách hàng mua của mình. Các loại dữ liệu mô tả sẽ khác nhau tùy theo loại hình công ty. Ví dụ: nghề nghiệp, lối sống, gia đình, sở thích,…

Dữ liệu Định lượng hoặc Hành vi: Dữ liệu định lượng cho phép các Cevpharma.com.vn hiểu cách mỗi khách hàng mua đã tương tác với tổ chức của họ, thông qua các hành động, phản ứng hoặc giao dịch nhất định. Ví dụ: thông tin giao dịch, trạng thái hoạt động trực tuyến,…

Dữ liệu định tính: Dữ liệu định tính cung cấp bối cảnh cho hồ sơ khách hàng mua; nó mang lại tính cách dữ liệu khách hàng mua. Loại dữ liệu này thu thập bất kỳ động cơ, ý kiến hoặc thái độ nào được thể hiện bởi khách hàng mua của Cevpharma.com.vn – cho dù có liên quan đến công ty hay không. Ví dụ: thông tin thúc đẩy, ý kiến của khách hàng,…

Trong kỷ nguyên số, áp dụng CRM trong hoạt động bán hàng, Cevpharma.com.vn nhận được một số lợi ích như: Quản lý hiệu quả chiến dịch marketing qua các tính năng như email marketing, landing page, tự động thu thập lead, hệ thống báo cáo; Quản lý cơ hội khách hàng mua, quản lý khách hàng mua, quản lý liên hệ, quản lý cơ hội bán hàng tập trung, theo luồng, trên 1 hệ thống. Điều này, giúp loại bỏ tình trạng nhầm lẫn dữ liệu trong chu trình bán hàng, dữ liệu lộn xộn, khó quản lý,…Dễ dàng lưu trữ quản lý báo giá, hợp đồng, thuận tiện trong tra cứu

(6) Bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey Map)

Customer Journey Map (bản đồ hành trình khách hàng) là một câu chuyện trực quan mô tả trải nghiệm khách hàng có với doanh nghiệp, dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn theo thời gian hoặc các giai đoạn cụ thể. Một bản đồ hành trình khách hàng sẽ bao gồm: (1) Toàn bộ điểm chạm mà khách hàng mua có thể tương tác với Cevpharma.com.vn – từ khi bắt đầu biết đến Cevpharma.com.vn thông qua quảng cáo hay các kênh cho đến các tương tác trực tiếp với sản phẩm, Cevpharma.com.vn,…(2) tất cả những hành động khách hàng mua thực hiện để đạt mục tiêu của mình (tìm hiểu, so sánh hay mua hàng,…).

Việc thiết kế bản đồ hành trình sẽ giúp NVKD kết nối với tâm trí của khách hàng mua, giúp NVKD hiểu được sâu sắc về painpoints của khách hàng mua cũng như những ưu điểm, khuyết điểm hay lỗ hổng trong dịch vụ của mình để có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng mua và thúc đẩy mua hàng, tăng tỉ lệ chuyển đổi, đảm bảo tính nhất quán và trải nghiệm liền mạch ở tất cả các điểm tiếp xúc và trên tất cả các kênh.

IV. Chiến lược marketing 5P B2B

Mô hình 5P là mô hình dựa trên marketing 4P truyền thống, đặt trọng tâm và phát triển dựa trên 4 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Dịch vụ hậu mãi). Nhưng yếu điểm của 4P là thường phác họa khách hàng mua mục tiêu theo một hình mẫu bị động, không chú trọng vào tâm lý và trải nghiệm khách hàng mua. Nhưng thực tế, hiện nay khách hàng mua sẽ có nhu cầu thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh sống, hơn nữa ngày càng đặt kỳ vọng cao hơn ở những sản phẩm mà Cevpharma.com.vn tạo ra.

1. Mô hình 5P, phát triển trên nền tảng của tháp Maslow sẽ giải quyết vấn đề này với 5 yếu tố cụ thể theo định nghĩa mới:

 Purpose (Mục đích): Làm cho khách hàng mua cảm thấy bản thân được Cevpharma.com.vn hỗ trợ giải quyết vấn đề tốt, nâng cấp giá trị khách hàng mua.

Pride (Niềm tự hào): Khách hàng mua cảm thấy tự hào, hãnh diện và được truyền cảm hứng khi sử dụng thương hiệu Cevpharma.com.vn.

Partnership (Đối tác): KHM cảm thấy gần gũi, thân thiện và hợp tác tốt với Cevpharma.com.vn.

Protection (Bảo vệ): Khách hàng mua cảm thấy tin tưởng, yên tâm khi hợp tác.

Personalization (Cá nhân hóa): Mỗi KHM sẽ đều cảm thấy “Sản phẩm này sinh ra là để dành cho họ” vì chúng thỏa mãn, biến đổi phù hợp với nhu cầu khách hàng mua ở từng thời điểm. 4P trong marketing thì coi trọng sản phẩm nhưng 5P lại đề cao lợi ích và nhu cầu khách hàng mua. Chính vì thế chiến lược 5P dần trở nên tốt hơn trong thời điểm hiện tại.Trước khi tiến hành xây dựng chiến lược, NVKD cần xác định giá trị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ Cevpharma.com.vn cung cấp. Phân tích các khía cạnh về độ độc đáo, khác biệt so với đối thủ. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để biết được ưu nhược điểm, những thứ nên tránh và cái gì nên học hỏi.

2. Chiến lược Marketing 5P

(1) Product (Sản phẩm): Đặt ra những câu hỏi để hiểu rõ, chính xác về bản thân như: Cevpharma.com.vn bán cái gì? Sản phẩm Cevpharma.com.vn có gì nổi bật? Có gì độc đáo? Cevpharma.com.vn đem lại gì cho KHM.

(2) Price (Giá): Chiến lược về giá cũng tương tự như sản phẩm, Cevpharma.com.vn cần đưa ra những câu dẫn, lời kêu gọi đánh đúng vào tâm lý khách hàng như: Sản phẩm, dịch vụ có mức giá bao nhiêu? Giá trị như thế nào so với tầm giá? Khách hàng được lợi gì với số tiền bỏ ra?

(3) Place (Địa điểm): Place trong 5P là yếu tố chuyển thương hiệu Cevpharma.com.vn đến tay KHM, cho biết: Khách hàng mua có thể mua sản phẩm Cevpharma.com.vn ở đâu? Mua giao dịch TMĐT trên Cevpharma.com.vn?  Khách hàng mua tìm kiếm sản phẩm như thế nào trên sàn thương mại điện tử?

(4) Promotion (Khuyến mãi): Cần nắm những vấn đề cơ bản trong yếu tố:  Sử dụng chiến dịch ưu đãi nào để khách hàng mua biết đến Cevpharma.com.vn? Dự đoán kết quả của chiến dịch. Phiếu giảm giá có đủ thu hút khách hàng mua không?

(5) People (Con người): Yếu tố quyết định trong 5P Marketing, nghiên cứu về con người, Cevpharma.com.vn sẽ biết được số lượng người thuộc thị trường mục tiêu, có nhu cầu với sản phẩm Cevpharma.com.vn. Những người này là ai (nhân viên bán hàng, trợ lý,…)? Công việc của họ là gì (ví dụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ khách hàng mua)? Trình độ/ Kinh nghiệm của họ trợ giúp được gì cho Cevpharma.com.vn?

Để có được các chiến lược marketing online hiệu quả, NVKD cần viết các bước xây dựng chiến lược marketing cụ thể, chi tiết cũng như báo cáo, dự toán ngân sách.  Các chiến lược marketing của NVKD phải phù hợp với những gì mà Cevpharma.com.vn muốn khách hàng trải nghiệm. Hãy hoạch định chiến lược marketing trước khi phát triển, đánh giá hoặc thay đổi kế hoạch marketing của Cevpharma.com.vn.

3. Yếu tố con người bao gồm những ai: Có thể NVKD nghĩ rằng “People” trong Marketing Mix chỉ gồm những người tiếp xúc với khách hàng mua hay những người cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, hiểu một cách đầy đủ hơn thì yếu tố con người ở đây còn bao gồm cả khách hàng.

(1) Người cung cấp: Vai trò của người cung cấp sản phẩm và dịch vụ vô cùng quan trọng vì họ có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng mua. Những người này luôn gắn liền với chất lượng, là người thay mặt cho Cevpharma.com.vn trong quan hệ trực tiếp với khách hàng mua và có thể làm nên uy tín của Cevpharma.com.vn.

(2) Khách hàng mua: Khách hàng mua nhận sản phẩm, dịch vụ từ Cevpharma.com.vn có thể vì yếu tố bên trong của nó (chất lượng, sự bổ ích, kiến thức mang lại,…), vì sự hậu mãi (chăm sóc khách hàng mua, khuyến mãi,…) hoặc vì yếu tố tâm lý (yêu thích bao bì, bạn bè rủ rê,…).

Và tất nhiên, Cevpharma.com.vn cần biết được khách hàng mua của mình là người như thế nào để có những phương pháp cụ thể để “chiều chuộng” và cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.

People (Con người) là P thứ 5 trong Marketing Mix bên cạnh 4Ps cơ bản: Product, Price, Place, Promotion. Một trong những yếu tố quan trọng nhất từ trước đến nay của Marketing Mix chính là con người, chúng ta không thể tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nếu thiếu đi P này.

(3) Con người và Đào tạo bắt buộc: Theo chuyên gia Jim Collins của Marketing Mix People, người ta có thể nghĩ về một doanh nghiệp như một phương tiện mà bị mắc kẹt trên đường và không thể tiến về phía trước do quá số lượng người. Để di chuyển về phía trước, buộc phải chọn đúng người ở lại trong xe.

Thực tế, nếu sở hữu một công ty, bất kể nhỏ lớn đến mức nào, cần chắc chắn rằng việc đào tạo nhân viên là điều kiện phải có. Ngay từ ngày đầu tiên, Cevpharma.com.vn cần cho nhân viên biết công việc cụ thể và những gì cần phải học hỏi thêm. Đào tạo sẽ giúp nhân viên sử dụng các kỹ năng của họ và cải thiện bản thân theo cách tốt nhất có thể.

4. Con người làm nên thành công: Muốn tạo nên một sản phẩm và dịch vụ tốt dành cho khách hàng mua, Cevpharma.com.vn nhất định phải đầu tư vào nguồn nhân sự tài năng.

Người tạo ra sản phẩm: Một người có năng lực sẽ giúp Cevpharma.com.vn tạo nên sản phẩm và dịch vụ tốt để đem đến trải nghiệm nhất đối với khách hàng mua. Những điều khách hàng mua nhận được xứng đáng với số tiền bỏ ra sẽ tạo động cơ để họ trung thành với thương hiệu Cevpharma.com.vn .

 Người mang sản phẩm tiếp cận khách hàng: Có rất nhiều công việc mà người này cần phải làm. Từ việc tìm kiếm và thu hút khách hàng mua tiềm năng thì khi họ cảm thấy cần và sẵn lòng mua thì những thông tin cần thiết và giá cả phải chăng là yếu tố quan trọng để quyết định.

Người phục vụ khách hàng: Đây chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng mua. Điểm khác biệt quan trọng để khách hàng mua yêu thích Cevpharma.com.vn chính là có người quan tâm và giải quyết vấn đề cùng họ đúng lúc, đúng chỗ.

5. Con người và Dịch vụ khách hàng mua

Một Cevpharma.com.vn được đánh giá là tuyệt vời nếu có dịch vụ chăm sóc khách hàng mua tốt so với đối thủ của họ. Cevpharma.com.vn luôn phải đặt nhiệm vụ làm hài lòng khách hàng mua của mình và chắc chắn rằng họ đã nhận được xứng đáng so với những gì họ bỏ ra. Trong trường hợp khách hàng mua gặp vấn đề với sản phẩm hoặc dịch vụ, họ phải cảm thấy thực sự được quan tâm và nhân viên chăm sóc khách hàng mua sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong trường hợp này, thái độ và hành vi của nhân viên chăm sóc khách hàng mua vô cùng quan trọng. Lịch sự, ân cần và kiên nhẫn là những yếu tố bắt buộc phải có vì và quan trọng hơn hết, họ phải là người hữu ích tại thời điểm đó. Khi Cevpharma.com.vn có dịch vụ chăm sóc khách hàng mua tốt, khách hàng mua chắc chắn sẽ hài lòng và sẽ quay lại sau đó. Hơn thế nữa, Cevpharma.com.vn sẽ có cơ hội nắm giữ được nhiều khách hàng mua tiềm năng trong tương lai.

Tóm lại, để duy trì được sự bền vững và phát triển Cevpharma.com.vn, để cho ra đời những “đứa con tinh thần” hoàn hảo nhất thì phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố People – khách hàng mua và người trong Cevpharma.com.vn. Bởi vì chính họ là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong mục đích cuối cùng của bạn.

V. Tính năng theo từng Phòng, ban và được phân quyền user truy cập

1. Giám đốc Cty Vimedimex: Giám đốc là người có quyền cao nhất. Tài khoản quyền "Giám đốc" cũng là nhóm quyền có đầy đủ tất cả các tính năng, xem được tất cả các báo cáo trên Cevpharma.com.vn.

Giám đốc: (1) xem toàn bộ Module báo cáo: tổng quan doanh thu; doanh thu theo thời gian; đơn hàng tổng quan, đơn hàng đơn tạo, đơn hàng thành công, đơn hành tăng trưởng theo thời gian, tổng quan bán buôn, tổng quan khách hàng  để hiểu số và tối tưu số; (2) quản lý tài khoản nhân viên; thiết lập tất cả các cài đặt trên phần mềm phần mềm ERP Oracle Netsuitie; Desktop website; Mobile website, Mobile App; Oracle Netsuitie TMS và Salesforce CDP; (3) xem lịch sử sửa, xóa phiếu xuất nhập kho; (4) quản lý quyền xem dữ liệu của nhân viên; (5) có thể tạo khuyến mãi hoặc yêu cầu marketing tạo khuyến mãi.

2. Bộ phận bán hàng

a) Trưởng nhóm bán hàng trực tuyến

(1) Công việc trên phần mềm: Xem tất cả các báo cáo liên quan đến đơn: Báo cáo tổng quan đơn hàng; Báo cáo tăng trưởng theo gian; Báo cáo tổng quan đơn hàng; Báo cáo tăng trưởng theo gian hàng chính hãng; Theo kênh bán hàng; Theo đơn tạo; Theo đơn thành công; Theo danh mục sản phẩm; Theo lô sản phẩm; Theo trạng thái; Theo địa chỉ; Theo thời gian xử lý; Theo thiết bị truy cập; Lý do KHM hủy; Theo nhân viên xử lý; Theo quảng cáo; Theo tiền đối soát; Theo theo  Trung tâm Logistics 3PL CEVPharma;

(2) Báo cáo tuần 24h thứ 7 hàng tuần: Tỷ lệ hoàn (từ đầu tháng đến thời điểm báo cáo); Tốc độ đẩy đơn đi (đơn rớt - lý do; Thời gian hoàn thành đơn hàng; Tỉ lệ đơn thành công/đơn đi - theo ngày đến thời điểm báo cáo; Số KHM mua hàng; Số đơn chốt; Tỷ lệ chuyển đổi (khách đặt/lead); GTTB/đơn hàng; Upsale (đơn + doanh số

(3) Có quyền thao tác trên Module đơn hàng: Danh sách đơn hàng; Quy trình xử lý đơn hàng; Đơn trùng; Chờ gửi vận chuyển; Cevpharma.com.vn; Đóng gói; Biên bản bàn giao; Khiếu nại; Đơn đã xóa; Đối soát; Nguồn đơn hàng; Báo cáo công nợ (mùng 5 hàng tháng); Cập nhật/ xử lí trạng thái đơn hàng; Rà sửa COD; Xem báo cáo đơn Live, đơn Ads; Tạo chương trình giá riêng cho live để Sale lên đơn;  Lọc - xuất đơn Live cho Sale gọi chốt; Rà soát tiền chuyển khoản bao gồm tiền khách chuyển và tiền chuyển trả KHM; Tổng hợp doanh thu đơn thành công trong tháng > HCNS làm lương mùng 3 hàng tháng

(4) Những công việc thực tế khác bên ngoài phần mềm: Rà soát Inbox sót => Báo Sale xử lý; Check và giục tiến độ hàng về đảm bảo thời gian gửi hàng cho KHM; Lên danh sách hàng Live; Xử lý khiếu nại quan trọng; Xem báo cáo tuần hoạt động phòng Sale; Lên các ý tưởng chương trình truyền thông trong group khách hàng VIP hàng tuần; Lập kế hoạch hàng tháng: Kế hoạch KPI đội Sale, Kế hoạch CSKH, Tham gia kế hoạch hàng hóa; Xem báo cáo hàng tháng: KPI và feedback khách hàng; Báo hàng hóa cần sản xuất (2 ngày - 1 lần); Đẩy đơn xuất kho lên Misa

(5) Xử lý đơn đã gửi: Tiếp nhận và xử lý cuộc gọi xử lý đơn từ khách hàng mua; Yêu cầu Trung tâm Logistics 3PL CEVPharma; xử lý đơn; Xử lý đơn hoàn lẻ

(6) Xử lý đơn chưa gửi đi: Xử lý đơn Sale báo; Tách đơn; Báo cáo đơn đóng sai - chốt sai; Xử lý đơn hết hàng; Gọi thông báo khách gửi hàng đi khi sản phẩm về với những đơn đợi quá 10 ngày

b) Nhân viên KD/NVCSKH bán hàng trực tuyến

Công việc trên phần mềm Oracle Netsuite: Kết nối Cevpharma.com.vn: Đồng bộ, ghép nối sản phẩm, đồng bộ đơn hàng; Thu thập thông tin đơn hàng;

Thêm mới đơn hàng: admin. Cevpharma.com.vn; Vpage; Đồng bộ từ sàn.

Đổi trạng thái đơn hàng (sau khi gọi điện xác nhận với KHM); Tạo biên bản bàn giao; In bảng tổng hợp sản phẩm (để gửi cho nhân viên kho đi nhặt hàng; In phiếu gửi chuyển hàng sang Trung tâm Logistics 3PL CEVPharma; heo dõi tình trạng đơn hàng; Xác nhận hàng hoàn; Xử lý đổi size, sản phẩm với đơn mới tạo trong ngày; Những công việc thực tế khác ngoài phần mềm: Check Inbox;  Comment - Tư vấn và Báo giá; Gọi chốt đơn Live.

3. Chăm sóc khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng khi sử dụng phần mềm Salesforce CDP thường thao tác ở một số mục sau:

(1) Trưởng nhóm Chăm sóc KHM

Cài đặt gửi SMS, email, Zalo: Việc cài đặt SMS, Zalo, Email giúp gửi tin nhắn Zalo đến cho khách hàng mua để thông báo về các chương trình khuyến mại, chúc mừng sinh nhật, gửi mã giảm giá, hoặc gửi tin theo hành động mua hàng của KHM;

Tạo nhóm/cấp độ KHM: Đây là cách để phân loại khách hàng mua, giúp NVCSKH có hình thức chăm sóc hoặc có ưu đãi phù hợp với từng cấp độ, từng nhóm KHM; Tạo nhóm KHM; Tạo cấp độ KHM.

Phát hành thẻ KHM: Thẻ khách hàng mua giúp tăng nhận diện thương hiệu, ngoài ra cũng giúp NVCSKH thao tác nhanh hơn khi bán hàng.

Xem danh sách khách hàng, danh sách newsletters, liên hệ: Danh sách khách hàng mua là tài sản quan trọng trong kinh doanh, NVCSKH nên hạn chế tối đa quyền xem danh sách này; Xem danh sách KHM; Nếu đang sử dụng Cevpharma.com.vn cung cấp, NVCSKH cũng cần quan tâm đến những khách hàng mua đã để lại thông tin email/họ tên/số điện thoại trên Cevpharma.com.vn, để gửi cho họ thông tin về các chương trình khuyên mại của từng gian hàng chính hãng; em danh sách newsletters

Xem các báo cáo Khách hàng mua để ra quyết định: Tổng quan KHM; Cấp độ KHM; Nhóm KHM; Theo sản phẩm; Báo cáo lượng khách hàng tạo mới, tạo thẻ theo kho; Báo cáo sinh nhật KHM; Báo cáo chu kỳ mua hàng.

(2) Nhân viên CSKKH

Xem danh sách KHM; Chăm sóc khách hàng mua cũ: Thu thập và tổng hợp feedback của KHM; Gọi khách cũ lâu chưa mua hàng (từ 1 tháng về trước); Gọi mời khách mua thêm để nâng hạng; Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng mua theo yêu cầu của Leader.

Xử lý đơn: Xử lý đổi trả hàng; Check trạng thái hàng đi cho KHM; Xử lý khiếu nại về sản phẩm cho KHM; Check xử lý gian hàng chính hãng.

4. Bộ phận Kế toán

Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý việc thu chi cũng như dòng tiền của gian hàng chính hãng. Trên phần mềm Oracle Netsuite bộ phận kế toán thường thao tác các nghiệp vụ sau:

(1) Kế toán trưởng: Tất cả tính năng trong Module kế toán; Xem các báo cáo Kế toán; Tổng hợp theo tài khoản; Tổng thu chi theo từng gian hàng chính hãng; Tổng hợp tiền bán buôn theo từng gian hàng chính hãng; ổng hợp thu chi theo ngày; Kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo cân đối kế toán của Cevpharma; Xem báo cáo doanh thu; Báo cáo tổng quan doanh thu; Báo cáo doanh thu theo thời gian; Quản lý các tài khoản kế toán.

(2) Nhân viên kế toán: Thêm mới phiếu thu chi tiền mặt, ngân hàng; Theo dõi công nợ

(3) Báo cáo bộ phận kế toán: Báo cáo chỉ số Sell through = sl hàng bán/ sl hàng ban đầu x 100; Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, phải trả; BC dòng tiền realtime; Báo cáo sử dụng quỹ và dòng tiền thu về; Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, dòng tiền, BC KQHĐKD.

5. Bộ phận marketing có nhiệm vụ chạy các chiến dịch quảng cáo, thực hiện các chương trình khuyến mại để tăng thêm doanh số cho từng Gian hàng chính hãng. Trong quá trình đó, việc theo dõi các báo cáo để đo lường và tối ưu cũng rất quan trọng. Dưới đây là biểu đồ mô tả một số nghiệp vụ trên phần mềm CDP mà bộ phận marketing thường sử dụng:

(1) Content CEO: (1) sửa sản phẩm, thêm mô tả sản phẩm; (2) Thêm mới, sửa xóa tin tức, Banner, Menu, Tag; (3) Chỉnh sửa link điều hưỡng.

(2) Trade Marketing: (1) Có quyền thao tác trên Module khuyến mại, tạo mới điều chỉnh các chương trình khuyến mại theo sản phẩm; (2) Xem báo cáo tỷ lệ doanh thu theo sản phẩm, theo từng Gian hàng chính hãng để lên chiến dịch marketing.

Xem báo cáo khuyến mại để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch MKT: Tỉ lệ với doanh thu; Khuyến mại theo sản phẩm; Quà tặng theo sản phẩm; Quà tặng theo từng gian hàng chính hãng

Quản trị Page; Quảng cáo; Care hàng chạy ads; Bảo mật tài sản MKT; Tổng kết và báo cáo

(3) Digital MKT: (1) Xem tất cả báo cáo liên quan đến đơn hàng để đánh giá hiệu quả của Campaign:  Báo cáo tổng quan đơn hàng; Báo cáo tăng trưởng theo gian hàng chính hãng; Theo kênh bán hàng; Theo đơn tạo; Theo đơn thành công; Theo danh mục sản phẩm; Theo lô sản phẩm; Theo trạng thái; Theo địa chỉ; Theo thời gian xử lý; Theo thiết bị truy cập; Lý do KHM hủy; Theo nhân viên xử lý; Theo quảng cáo; Theo tiền đối soát; Theo theo vận chuyển; (2) Thêm mới banner website, album mã nhúng để đo lường website, link điều hướng: lên nội dung đăng bài trên Page; Đẩy sản phẩm và lên bài trên website:cevpharma.com.vn

(4) Nhân viên kinh doanh: Quản lý gian hàng, xử lý đánh giá và lên các chương trình quảng cáo gian hàng, đề xuất sản phẩm, tổng hợp và báo cáo

Designer/Nhà thiết kế: Thiết kế hình ảnh cho các chiến dịch quảng cáo; Hỗ trợ công cụ quảng cáo; Lên ý tưởng và xây dựng nội dung Tiktok, IG; Chỉ số báo cáo tuần Bộ phận Designer: Số hình ảnh; Số mẫu duyệt sản xuất; Tiến độ duyệt mẫu

Chỉ số báo cáo tuần Bộ phận Marketing: Doanh số; Chi phí quảng cáo; Số lượng khách hàng mua lead/ traffic

6. Bộ phận Kho hàng

Nhiệm vụ chính của bộ phận Kho là quản lý kho hàng, giám sát việc xuất/nhập hàng hóa, đảm bảo tồn kho luôn ở mức "an toàn".

(1) Quản lý kho

Công việc trên phần mềm Oracle Netsuite: Tạo phiếu xuất, nhập, chuyển kho; Tạo phiếu xuất nhập kho; Tạo phiếu chuyển kho; Quản lý hạn mức tồn kho; Quản lý vị trí sản phẩm trong kho; Lên báo cáo dự báo nhập hàng; Quản lý hàng lỗi; Quản lý lô sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm, đảm bảo cận date bán trước, date dài bán sau; Tạo mới phiếu kiểm kho, thao tác bù trừ kho; Tạo mới danh mục sản phẩm; Quản lý kho hàng hóa; quản lý số lượng (nhập, xuất, tồn) kho;

Những công việc khác ngoài phần mềm: Quản lý đóng hàng: đảm bảo năng suất đóng hàng; Chỉ đạo, giám sát việc xử lý các vấn đề phát sinh tại kho (hàng lỗi, huỷ, hàng trả lại); Cuối ngày, check lại các phiếu có bị trùng/thiếu chứng từ, tổng nhập, tổng xuất, tồn, lưu số liệu => bù trừ kiểm kho; Bố trí kiểm kho định kỳ và đột xuất (hàng tháng); Quản lý kho hàng hóa: quản lý số lượng (nhập, xuất, tồn, lô, hạn sử dụng) kho;

(2) Nhân viên kho - nhặt hàng

Công việc trên phần mềm Oracle Netsuite: Xem vị trí sản phẩm trong kho; Xóa và thêm vị trí khi hết hàng; Tạo phiếu xuất nhập kho Nháp để đề nghị quản lý kho nhập thêm;

Những công việc khác bên ngoài phần mềm: Nhận hàng hóa sau khi đủ mã vạch, tag, thẻ bài, số lượng, lô, hạn sử dụng; Sắp xếp hàng hóa và thêm vị trí vào phần mềm Oracle Netsuite; Nhặt hàng xuất theo biên bản bàn giao; Sắp xếp chia lại hàng hoàn; Cuối ngày check lại đủ chứng từ hàng hóa ra vào kho;

(3) Nhân viên đóng gói: Nhận mã vạch và hàng dán mã; Đóng đơn và kiểm tra đơn; Tích đơn ( đơn đi và đơn hoàn ); Nhận và đếm hàng hoàn , gấp gói lại hàng hoàn; Đơn đóng xót của ngày.

(4) Nhân viên thủ kho: Nhận hàng hóa thành phẩm; Nhập kho;Xuất chuyển kho; Nhận và nhập lại hàng hoàn; Sắp xếp hàng hóa trong kho, trên phần mềm; Quản lý số sách, chứng từ XNK; Kiểm kho đột xuất và định kỳ theo yêu cầu của TBP hàng tháng

(5) Báo cáo tuần Bộ phận kho: Tồn hiện tại từng kho; Số đơn đóng; Số Sản phẩm chưa nhập hàng ở KCS + hoàn về; Chỉ số tồn kho: Hàng có sẵn + Tồn xấu ( Phân loại tồn kho theo loại hàng, theo lô; theo hạn sử dụng và theo kho)

SL sai lệch kho dựa vào biên bản kiểm kho (Báo cáo theo tháng)

VI. Quyết định phê duyệt và Ban hành các Mẫu Hợp đồng, Phụ lục Hợp đồng và Biểu mẫu Đơn hàng bán Buôn trên CEVPharma

Tham khảo nội dung chi tiết của quyết định tại đây: 

To install this Web App in your iPhone/iPad press and then Add to Home Screen.